Chương trình Giáo dục Mầm
non nhằm giúp cho trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học.
I. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM
NON TRUYỀN THỐNG:
1. Phát triển thể chất
- Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể
phát triển cân đối. Đạt yêu cầu về chiều cao và cân nặng.
Lứa
tuổi
|
Cân
nặng
|
Chiều
cao
|
|
Cân bình thường
|
Suy dinh dưỡng
|
Thừa cân
|
Bình thường
|
Suy dinh dưỡng
|
Nhà trẻ 18 - 24 tháng
|
10,2 kg
|
8,1 kg
|
13,2 kg
|
80,7 cm
|
74,9 cm
|
Nhà trẻ 24 - 36 tháng
|
11,5 kg
|
9 kg
|
14,8 kg
|
86,4 m
|
80 cm
|
Mẫu giáo 3 tuổi
|
13,9 kg
|
10,8 kg
|
18,1 kg
|
95,1 cm
|
87,4 cm
|
Mẫu giáo 4 tuổi
|
16,1 kg
|
12,3 kg
|
21,5 kg
|
102,7 cm
|
94,1 cm
|
Mẫu giáo 5 tuổi
|
18,2 kg
|
13,7 kg
|
24,9 kg
|
109,4 cm
|
99,9 cm
|
- Thực hiện được các vận
động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các
giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Thực hiện được một số vận
động của đôi tay một cách khéo léo.
- Có một số thói quen, kỹ
năng tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách
đảm bảo sự an toàn.
- Trẻ có một số hiểu biết
về thực phẩm, về lợi ích của các nhóm thực phẩm, việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Trẻ thực hiện một số vận
động thể chất nâng cao và chuyên sâu duy trì độ dẻo dai, sức bền và sức khỏe.
- Thực hiện một số động tác
khởi động, vận động dưới nước, kỹ năng an toàn khi bơi lội hay vui chơi ở khu
vực gần nước.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ ham hiểu biết, thích
khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh.
- Trẻ có khả năng quan sát,
so sánh, phân loại, phán đoán chú ý và ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối
liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Trẻ có một số hiểu biết
ban đầu về bản thân.
- Trẻ có khả năng diễn đạt
sự hiểu biết của mình thông qua hành động, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ...
- Trẻ có khả năng phát hiện
và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe và hiểu được lời nói
trong giao tiếp hàng ngày, nghe kể chuyện, đọc thơ, các từ chỉ người, sự vật,
hiện tượng, đặc điểm, các từ biểu cảm, khái quát...
- Phát âm rõ các tiếng
trong Tiếng Việt.
- Có khả năng diễn đạt bằng
lời nói rõ ràng (hay kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ) để thể hiện ý muốn,
cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác.
- Trẻ có khả năng cảm nhận
được các vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ phù hợp với lứa
tuổi.
- Có một số kỹ năng ban đầu
về việc đọc và viết để vào học lớp 1.
- Làm quen với ngôn ngữ thứ
hai - Tiếng Anh thông qua trò chơi, câu chuyện, bài hát và sinh hoạt hàng ngày.
4. Phát triển tình cảm - xã
hội
- Mạnh dạn, hồn nhiên, tự
tin, có thái độ lễ phép trong giao tiếp, ứng xử văn minh và có văn hóa trong
cuộc sống thường ngày.
- Nhận ra một số trạng thái
cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
- Thực hiện một số quy định
đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc
được giao.
- Yêu quý gia đình, trường,
lớp và nơi sinh sống.
- Trẻ có một số phẩm chất
cá nhân như: tự tin, mạnh dạn, tự lực…
- Kỹ năng sống: quan tâm,
tôn trọng chia sẻ, hợp tác và thân thiện với những người xung quanh.
- Quan tâm chăm sóc vật
nuôi, cây trồng biết tiết kiệm bảo vệ môi trường.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Cảm nhận được vẻ đẹp
trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Có nhu cầu, hứng thú khi
tham gia các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng
kịch... và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật.
II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
MONTESSORI:
Phương pháp
Montessori là phương pháp giáo dục trẻ tiên tiến và nổi tiếng được áp
dụng phổ biến trên thế giới. Với mong muốn “Khai mở tiềm năng trí tuệ cho trẻ”,
“ Nắm bắt nhu cầu nội tại của trẻ” góp phần phát triển hơn nữa giáo dục
mầm non tại Việt Nam, Trường Mầm Non Sao Mai tổ chức lớp học Phương pháp Giáo
dục Montessori. Đây là trường học tiêu chuẩn duy nhất đầu tiên trong
thành Phố Bắc Ninh.
1. Phương châm đào tạo
Montessori "Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn":
- Trẻ hình thành kỹ năng xã
hội từ rất sớm.
- Trẻ có khả năng suy nghĩ
một cách độc lập, tự phục vụ bản thân.
- Lấy trẻ làm trọng tâm.
- Tôn trọng đặc điểm, tính
riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng
của mình.
- Khuyến khích trẻ chủ động
với môi trường xung quanh, yêu thiên nhiên.
- Trẻ biết yêu thương, tôn
trọng và giúp đỡ mọi người.
2. Nội
dung đào tạo phương pháp Montessori:
* Kỹ năng sống:
Exercises of practical life (EPL) – Các bài tập
thực hành cuộc sống: Trẻ nên được giới thiệu đa dạng các EPL trong những năm đầu đời cả
ở môi trường gia đình và môi trường được chuẩn bị. Có 10 lý do được đưa ra sau
đây:
· Để
độc lập.
· Để
phát triển tình yêu với công việc.
· Để
hạnh phúc, thỏa mãn nội tại và tự tôn trọng bản thân.
· Để
xây dựng một thế giới là nơi có tính tổ chức và sự ngăn nắp tốt hơn.
· Để
học cách cho và nhận sự giúp đỡ một cách lịch thiệp.
· Để
truyền thói quen làm việc tốt cho thế hệ sau.
· Để
vận động được hoàn hảo/ làm tinh tế sự vận động.
· Để
đạt được sự bình thường hóa.
· Để
phát triển tình thương lớn.
· Để
tránh sự rối loạn nhân cách.
* Giác quan:
Giác quan
đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nó là cầu nối gắn kết
chúng ta với môi trường. Đó là những kênh duy nhất tiếp nhận những thông tin
bên ngoài truyền đến bộ não. Trẻ càng sử dụng giác quan
linh hoạt và thuần thục, trẻ càng tiếp nhận được thông tin từ môi trường.Thời kỳ nhạy cảm với tất cả
các giác quan xảy ra vào những năm đầu đời.
* Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ
được xem là một hệ thống giao tiếp với người khác qua việc sử dụng âmthanh, ký
hiệu và từ ngữ trong việc thể hiện một ý nghĩa, ý tưởng hay suy nghĩ.Việc học ngôn ngữ là kết
quả của những chuỗi phát triển ngôn ngữ khó và phứctạp, thậm chí trước khi em
bé được sinh ra. Trẻ cần môi trường thích hợp để phát triển một nền tảng ngôn
ngữ mạnh mẽ, điều mà không thể thực hiện được mà thiếu sự nỗ lực lớn có ý thức
khi những năm đầu đời này qua đi.
* Toán học:
Khả năng
đếm, tính toán và sử dụng các quan hệ số học là một trong những món quà lớn mà
loài người được ban tặng. Trẻ nhỏ tự nhiên bị hấp dẫn bởi bộ môn khoa học của
các con số.
Phương pháp Montessori
hướng theo các cách thức phát triển phù hợp với trẻ để chúng khám phá toán học.
Tất cả các bài học được tiến hành theo tiến trình như sau:
+ Đầu tiên, trẻ được giới thiệu về số lượng một cách riêng
biệt, và được giới thiệu tên gọi.
+ Sau đó, các ký hiệu (chữ số) cho các số lượng liên quan
được giới thiệu một cách riêng biệt.
+ Cuối cùng sẽ tạo dựng nên sự kết hợp giữa các số lượng này
và các ký hiệu.
* Văn hóa - Địa lý:
Trẻ em
hấp thụ các giá trị văn hóa một cách tự nhiên và không nghi ngại, nhưng trong
thếgiới phức tạp ngày nay vẫn thiếu một vài thứ, phần lớn là do mọi thứ đều
được thiết kế cho người lớn. Do đó, rất cần phương pháp giới thiệu văn hóa như
hoạt động thường ngày một cách thúvị và ý nghĩa cho trẻ. Những hoạt động này
được giới thiệu đầy đủ trong lớp học Montessori để trẻ có thể tiếp thu và hiểu
hết về văn hóa ở mức tối đa.Do đó, việc cho trẻ tiếp xúc và hướng dẫn về văn
hóa là rất quan trọng, bao gồm cáchsống, lịch sử, khoa học, địa lý và nghệ
thuật trong suốt thời kỳ nhạy cảm này để trẻ phăt triển tốt nhất.
=> Ngoài ra, Nhà trường còn
kết hợp chương trình ngoại khoá hàng tháng, hàng tuần như:
Chương trình tham quan dã ngoại.
Chương trình học tiếng anh với giáo viên người Việt và giáo viên nước
ngoài.
Chương trình bổ trợ như: Đàn , Bơi, Võ, Mĩ thuật, Múa dân gian, Erobic…
Chương trình chuyên sâu về ươm mầm nhân cách như kỹ năng ứng xử với người lạ ,
kỹ năng sẵn sàng lắng nghe, sẵn lòng giúp đỡ...